23 kết quả phù hợp với "Tấn kịch ở Hạ Lỗi"
Tiểu thuyết 'Tấn kịch ở Hạ Lỗi' (phần 23) - Nguyễn Nhuận Hồng Phương
Giờ đây khi dám đối diện với sự thật, cả Nguyễn Công và ông Bao, bà Ở mới nhận ra tình yêu thương chân thành vẫn luôn tồn tại trong chính gia đình mình. Ở một diễn biến khác, vì không giành được mảnh đất nên Tâm Khịt đã tìm cách gặp Thanh Loan và nói hết với cô về lý lịch của Nguyễn Công. Thanh Loan sẽ phản ứng ra sao? Chuyện tình của Nguyễn Công và cô sẽ tiếp tục hay kết thúc?
Tiểu thuyết 'Tấn kịch ở Hạ Lỗi' (phần 22) - Nguyễn Nhuận Hồng Phương
Bởi vì Nguyễn Công luôn nghĩ mẹ mình là người vì ái tình mà phản bội cha, nên ông Thông Huệ đã cho anh biết sự thật đằng sau cái chết đau thương của bà mà ông chôn giấu bấy lâu. Nguyễn Công cũng nói với ông Bao và bà Ở về sự việc anh đã thú nhận với cơ sở về nguồn gốc, lý lịch của mình.
Tiểu thuyết 'Tấn kịch ở Hạ Lỗi' (phần 21) - Nguyễn Nhuận Hồng Phương
Nguyễn Công cùng đoàn cán bộ thị xã đến Hạ Lỗi để duyệt phương án chuyển đổi từ cấy lúa sang trồng hoa. Đây là một bước tiến mới trong ngành nông nghiệp của xã Hạ Lỗi lúc bấy giờ. Ở một diễn biến khác, Tâm Khịt ngày càng trở nên táo tợn hơn khi anh trở mặt với người từng kiêng nể nhất - gia đình ông Bao.
Tiểu thuyết 'Tấn kịch ở Hạ Lỗi' (phần 20) - Nguyễn Nhuận Hồng Phương
Xã Hạ Lỗi có một phen nháo nhào khi đàn lợn nhà bà Gái bị ngộ độc không lý do. Giữa muôn vàn lời đồn đoán, ông Bao đã ngầm biết được đây là chiêu trò của Tâm Khịt. Ông thấy sợ vì hành động nhẫn tâm của anh ta với người đã từng cưu mang mình và biết đâu sau này anh ta cũng trở mặt với ông. Từ sự biệc của nhà bà Gái, mối quan hệ làng xóm giữa bà và bà Ở đã có những tiến triển tích cực.
Tiểu thuyết 'Tấn kịch ở Hạ Lỗi' (phần 19) - Nguyễn Nhuận Hồng Phương
Sự xuất hiện của nhân vật Bí thư xã An Phước cùng những tư tưởng tiên tiến của ông đã giúp Nguyễn Công vực dậy ý chí để làm đúng vai trò đảng viên và đối diện với hoàn cảnh sao cho trọn nghĩa vẹn tình. Bên cạnh đó, tình cảm của Nguyễn Công và cô giáo Thanh Loan ngày càng mặn nồng. Mặc cho những ân oán trước đây, anh cùng Thanh Loan bên cạnh cha cô những giây phút cuối đời.
Tiểu thuyết 'Tấn kịch ở Hạ Lỗi' (phần 17) - Nguyễn Nhuận Hồng Phương
Trong thời kỳ đổi mới, việc cải cách ruộng đất hiệu quả tạo ra kinh tế tại xã Hạ Lỗi lúc bấy giờ chỉ có duy nhất ông Thông Huệ làm được. Bằng tư duy tiến bộ, biết vận dụng điều kiện tự nhiên, ông đã được xã cấp cho mảnh đất để phát triển trồng cây hoa hồng của mình. Tuy nhiên, những kẻ cơ hội như Tâm lại chỉ muốn lấy mảnh đất đó phục vụ cho lợi ích cá nhân.
Tiểu thuyết 'Tấn kịch ở Hạ Lỗi' (phần 18) - Nguyễn Nhuận Hồng Phương
Những diễn biến tâm tư của Nguyễn Công được thể hiện trong đêm tâm sự với người đàn ông đánh cá - nhân vật thuộc giai cấp nông dân có tư tưởng tiến bộ lúc bấy giờ. Nổi bật là sự chuyển mình của anh khi quyết định giải thoát cho tâm lý để đối diện với Bí thư xã An Phước cùng tờ đơn tự kiểm điểm nói hết sự thật về nguồn cội của bản thân.
Tiểu thuyết 'Tấn kịch ở Hạ Lỗi' (phần 16) - Nguyễn Nhuận Hồng Phương
Dù chăm lo, nuôi nấng Nguyễn Công bằng cả tấm lòng và tình yêu thương, nhưng bà Ở và ông Bao lúc nào cũng lo sợ anh sẽ phụ lòng mà trở về với cha đẻ của mình. Khi biết đến sự việc Nguyễn Công đang tìm cách lấy lại ngôi nhà cũ cho cha đẻ, nỗi lo sợ ấy lại càng đau đáu trong lòng ông Bao. Chính bởi ông cũng tự nhận thức bản thân đã chiếm hữu và cắt đứt tình phụ tử của cha con Thông Huệ bằng những bản cam kết vô lý.
Tiểu thuyết 'Tấn kịch ở Hạ Lỗi' (phần 15) - Nguyễn Nhuận Hồng Phương
Từ ngày đạt được mục đích của bản thân, Tâm Khịt đã không còn phải giữ hình tượng lễ nghĩa trước người dân Hạ Lỗi. Trong cuộc tranh luận về mảnh đất mà xã cho thầy Thông Huệ sử dụng, Tâm Khịt bộc lộ bản chất ích kỷ và cơ hội đúng như con người của anh. Đây là cuộc đối đáp nghịch lý khi người nông dân lại đại diện cho công lý và lẽ phải còn cán bộ ủy ban xã, người trong hội đồng nhân dân lại đại diện cho những kẻ lách luật.
Tiểu thuyết 'Tấn kịch ở Hạ Lỗi' (phần 14) - Nguyễn Nhuận Hồng Phương
Nguyễn Công đã có cuộc gặp mặt riêng với cha của Thanh Loan. Lần gặp gỡ này, anh đến với vai trò là Chủ tịch xã An Phước để nói về việc thu hồi ngôi nhà cha con cô đang sinh sống. Tuy nhiên, với những bí mật trong mối quan hệ phức tạp mà cha Thanh Loan tiết lộ, Nguyễn Công đã không thể kìm nén và giấu diếm về thân phận của bản thân thêm được nữa.
Tiểu thuyết 'Tấn kịch ở Hạ Lỗi' (phần 13) - Nguyễn Nhuận Hồng Phương
Xã Hạ Lỗi được một phen "sôi sùng sục" khi Tâm Khịt là người có số phiếu bầu cao nhất. Là tân đại biểu Hội đồng xã, Tâm Khịt đắc chí, đắc thắng, nhưng đối với quân sư Bao đó chỉ là cái danh hão vì anh chưa là đảng viên. Vậy nên, Tâm Khịt đã tiếp cận Nguyễn Công.
Tiểu thuyết 'Tấn kịch ở Hạ Lỗi' (phần 12) - Nguyễn Nhuận Hồng Phương
Nguyễn Công rơi vào muôn vàn suy tư về cuộc đời, về những mối quan hệ nhiều chiều chằng chịt, hỗn độn. Ở địa vị xã hội anh đồng hành cùng bố mẹ nuôi, nhưng trong cuộc đời anh mang theo những hành trang của mẹ cùng những bước chân nghiệt ngã của cha đẻ. Giờ đây, anh phải đối diện với người anh yêu trong hoàn cảnh trớ trêu giữa ngưỡng cửa của cõi lòng trắc ẩn và nỗi đớn đau day dứt.
Tiểu thuyết 'Tấn kịch ở Hạ Lỗi' (phần 11) - Nguyễn Nhuận Hồng Phương
Nguyễn Công đã bắt đầu tiến hành các thủ tục lấy lại ngôi nhà cũ ở ngã tư An Phước, đây là cách duy nhất anh có thể làm để giữ lại tình phụ tử với cha đẻ Thông Huệ. Cùng lúc đó, Tâm Khịt đang loay hoay tìm mưu kế và sự trợ giúp của quân sư Bao để anh có thể chắc chân trong Hội đồng xã Hạ Lỗi.
Tiểu thuyết 'Tấn kịch ở Hạ Lỗi' (phần 10) - Nguyễn Nhuận Hồng Phương
Được gặp lại cha, được xưng hô bằng cái tên Trịnh Hạ và dự tính sẽ lấy lại ngôi nhà cũ như một sự cứu rỗi cho tâm hồn của Nguyễn Công. Lần gặp gỡ này cũng như một sự lý giải cho những thắc mắc mà anh luôn chôn giấu, cùng với đó là sự thật về bản cam kết giữa cha đẻ và bố nuôi của anh suốt hàng chục năm qua.
Tiểu thuyết 'Tấn kịch ở Hạ Lỗi' (phần 9) - Nguyễn Nhuận Hồng Phương
Mối nhân duyên của Nguyễn Công và cô giáo Thanh Loan đang dần trở nên đậm sâu thì Nguyễn Công nhận ra một sự thật đau đớn về mối quan hệ giữa thân sinh của anh và người anh yêu.
Tiểu thuyết 'Tấn kịch ở Hạ Lỗi' (phần 8) - Nguyễn Nhuận Hồng Phương
Mối quan hệ của Thanh Loan và Nguyễn Công bắt đầu có những bước tiến mới. Là người dè chừng trong chuyện tình cảm, Nguyễn Công chỉ dám nghĩ gặp gỡ, tiếp cận cô để có thể thăm lại ngôi nhà xưa cũ, nhưng nhờ vào sự chủ động mạnh dạn của cô giáo Thanh Loan những rung cảm mà cả hai đã giấu nhẹm bấy lâu đã dần được thổ lộ.
Tiểu thuyết 'Tấn kịch ở Hạ Lỗi' (phần 7) - Nguyễn Nhuận Hồng Phương
Để chen chân ứng cử vào Hội đồng xã, Tâm khịt phải trả lại điếm canh đê đang làm ăn, sinh sống cùng vợ để được lòng bà con. Dù là người ít học nhưng sự tài lanh và cơ hội của Tâm Khịt lại hơn bất cứ ai, cộng thêm có sự hậu thuẫn từ những người ưa nịnh và mưu mô, Tâm Khịt đã nhanh chóng tìm ra hướng giải quyết. Hướng giải quyết của người tham lam ấy lại nhắm vào người đàn ông đáng thương - thầy Thông Huệ.
Tiểu thuyết 'Tấn kịch ở Hạ Lỗi' (phần 6) - Nguyễn Nhuận Hồng Phương
Vì không muốn tiếng phản động của mình mà con trai không được ăn học đàng hoàng, thầy Thông Huệ chấp nhận cho Trịnh Hạ thay tên đổi họ để trở thành con của người khác. Ông cũng không thể ngờ rằng, từ cái tên Trịnh Hạ đến Nguyễn Công chính là sự chia ly tình phụ tử.
Tiểu thuyết 'Tấn kịch ở Hạ Lỗi' (phần 5) - Nguyễn Nhuận Hồng Phương
Xuất thân là kẻ vô gia cư, sau 30 năm, Tâm đã có sự thay đổi. Tâm tham lam, hám quyền, muốn tham gia chính trị để được như Trịnh Hạ hay chính là Nguyễn Công bây giờ.
Tiểu thuyết 'Tấn kịch ở Hạ Lỗi' (phần 4) - Nguyễn Nhuận Hồng Phương
Ở phần bốn của cuốn tiểu thuyết, xuất hiện nhân vật Nguyễn Công cùng những hồi ức tuổi thơ của anh trên mảnh đất An Phước. Trở về ngôi nhà cũ tại ngã tư An Phước, anh cố tìm lại kỷ niệm cũ của gia đình nhưng ký ức chỉ có đau thương và nước mắt.
Tiểu thuyết 'Tấn kịch ở Hạ Lỗi' (phần 3) - Nguyễn Nhuận Hồng Phương
Chuyển đến mảnh đất Hạ Lỗi, thầy Thông Huệ mong cuộc sống của hai cha con sẽ bình yên, nhưng hóa ra ở đâu thầy cũng là đối tượng tình nghi, là kẻ phản động trong mắt mọi người. Đối với thầy, điều băn khoăn lớn nhất không phải là ánh nhìn của người đời mà là thái độ, suy nghĩ của cậu con trai Trịnh Hạ.
Tiểu thuyết 'Tấn kịch ở Hạ Lỗi' (phần 2) - Nguyễn Nhuận Hồng Phương
Nhà văn Nguyễn Nhuận Hồng Phương đã đưa độc giả đến với mảnh đất và con người ở Hạ Lỗi trong giai đoạn cải cách ruộng đất với sự xuất hiện của hàng loạt nhân vật như: Tâm Khịt, Trịnh Hạ, Thông Huệ. Mối quan hệ giữa Tâm Khịt và Trịnh Hạ ra sao? Nguồn gốc, gia cảnh nhà con Trịnh Hạ như thế nào?
Tiểu thuyết 'Tấn kịch ở Hạ Lỗi' (phần 1) - Nguyễn Nhuận Hồng Phương
Vốn không phải là người theo học văn chương từ sớm nhưng sau một biến cố của gia đình, Nguyễn Nhuận Hồng Phương đã đến với văn chương, theo học sáng tác và cho ra đời nhiều tác phẩm được công chúng đón nhận. Đài Hà Nội xin giới thiệu tiểu thuyết 'Tấn kịch ở Hạ Lỗi' của nhà văn.